Hướng Dẫn Thi Công Sơn Chống Nóng Mái Tôn Đúng Kỹ Thuật, Bền, Đẹp

Thời tiết Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa thường xuyên mang đến những đợt nắng nóng gay gắt, đặc biệt vào mùa hè. Do đó mà sơn chống nóng với khả năng hấp thụ nhiệt mạnh mẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ. Nhưng làm thế nào để thi công sơn chống nóng đạt hiệu quả tối ưu, vừa bền, vừa đẹp? Bài viết hôm nay NEOCHEM sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết các bước thi công sơn chống nóng mái tôn đúng kỹ thuật, giúp ngôi nhà của bạn luôn mát mẻ và bền đẹp theo thời gian.

Tại sao cần thi công sơn nước chống nóng mái tôn đúng kỹ thuật

Thi công sơn chống nóng mái tôn đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả chống nóng, bảo vệ công trình và giúp kéo dài tuổi thọ của mái tôn. Sơn chống nóng mặc dù có khả năng phản xạ nhiệt cao có tác dụng giúp giảm nhiệt độ trong không gian bên dưới mái tôn nhưng nếu không tuân thủ quy trình thi công, sơn sẽ không bám dính tốt, dễ bị hư hỏng khi gặp mưa hoặc nắng gắt. 

Hơn nữa, nếu thi công không đúng kỹ thuật còn có thể gây lãng phí tiền bạc hoặc không đạt được hiệu quả chống nóng lâu dài. Thi công sơn chống nóng mái tôn đúng cách không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng, tạo không gian mát mẻ cho công trình mà còn bảo vệ mái tôn khỏi các tác động của thời tiết, tránh tình trạng rỉ sét và tăng độ bền cho vật liệu.

Thi công sơn nước chống nóng mái tôn đúng kỹ thuật giúp mang lại hiệu quả tối đa
Thi công sơn nước chống nóng mái tôn đúng kỹ thuật giúp mang lại hiệu quả tối đa

Các bước thi công sơn chống nóng mái tôn

Thi công sơn chống nóng cực kỳ đơn giản nhưng không thực hiện đúng quy trình cũng có thể không mang lại hiệu quả. Quy trình thi công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và độ bền của lớp sơn. Dưới đây là các bước chi tiết:

Chuẩn bị bề mặt

Đây là bước cực kỳ quan trọng, quyết định đến hiệu quả của sơn chống nóng. Đầu tiên, bạn cần loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, rêu mốc, dầu mỡ, gỉ sét và các tạp chất khác trên bề mặt mái tôn. Sau đó, làm khô bề mặt, đảm bảo bề mặt mái tôn phải hoàn toàn khô ráo trước khi thi công sơn.

Các bước thi công sơn chống nóng mái tôn
Các bước thi công sơn chống nóng mái tôn

Thi công lớp sơn lót

Để tăng cường độ bám dính và độ bền cho lớp sơn phủ thì bước thi công sơn lót là cực kỳ cần thiết. Pha sơn lót theo đúng tỷ lệ trong hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất. Sau đó, thi công một lớp sơn lót mỏng và đều lên toàn bộ bề mặt mái tôn. Lưu ý để lớp sơn lót khô hoàn toàn mới thi công các bước tiếp theo.

Thi công sơn chống nóng

Đây là bước chính trong quy trình nên bạn cần thực hiện cẩn thận để đạt hiệu quả chống nóng tối ưu. Trước khi sử dụng sơn chống nóng, bạn hãy cần khuấy đều lọ sơn để đảm bảo các thành phần được trộn lẫn hoàn hảo. Sơn lớp chống nắng đầu tiên đảm bảo độ phủ đều trên toàn bộ bề mặt. Sau khi lớp sơn đầu tiên khô, bạn mới tiếp tục thi công lớp thứ hai để đảm bảo độ dày màng sơn mang lại hiệu quả chống nóng tốt nhất. 

Thông thường, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên sơn ít nhất 2 lớp, một số loại sơn đặc biệt có thể yêu cầu 3 lớp hoặc hơn. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để xác định chính xác lớp sơn chống nóng cần sơn để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả sau này.

Kiểm tra và nghiệm thu

Sau khoảng 24-48 giờ khi lớp sơn khô hoàn toàn, bạn hãy kiểm tra toàn bộ bề mặt sơn để đảm bảo không có lỗi như bong tróc, nứt nẻ, hoặc sơn không đều. Không quên kiểm tra mái tôn và lớp sơn chống nóng định kỳ để phát hiện sớm các hư hại để tiến hành sửa chữa kịp thời.

Kiểm tra và nghiệm thu sau khi sơn chống nóng mái tôn
Kiểm tra và nghiệm thu sau khi sơn chống nóng mái tôn

Lưu ý khi thi công sơn chống nóng mái tôn

Khi thi công sơn chống nóng, dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần nắm để đảm bảo lớp sơn đạt hiệu quả tối ưu và bền đẹp theo thời gian: 

  • Tuân thủ hướng dẫn nhà sản xuất: Mỗi loại sơn chống nóng sẽ có công thức và yêu cầu kỹ thuật riêng. Do đó, bạn cần đọc kỹ và làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về cách pha sơn định mức phủ, số lớp sơn, thời gian chờ giữa các lớp.
  • Điều kiện thời tiết: Chọn ngày thi công khi trời khô ráo, không mưa và có nắng nhẹ. Nhiệt độ môi trường không nên quá cao cũng không quá thấp. Tránh sơn vào những ngày nắng gắt vì sơn có thể khô quá nhanh, gây nứt bề mặt hoặc giảm độ bám dính.
  • An toàn lao động: Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, găng tay, khẩu trang, giày chống trượt và đặc biệt là dây an toàn để tránh phát sinh tai nạn trong quá trình thi công.

Tóm lại, việc thi công sơn chống nóng cực kỳ đơn giản nhưng phải thực hiện đúng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả chống nóng. Hy vọng thông tin hướng dẫn thi công sơn chống nóng mái tôn mà NEOCHEM tổng hợp giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích góp phần giảm nhiệt hiệu quả cho công trình của mình. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0943.188.318 để được hỗ trợ sớm nhất.

1. Khi nào là thời điểm lý tưởng để thi công sơn chống nóng mái tôn?
Thời điểm tốt nhất để thi công là vào những ngày nắng ráo, độ ẩm không khí dưới 85% và nhiệt độ trên bề mặt mái tôn không vượt quá 40°C. Tránh thi công vào ngày mưa hoặc trời quá nắng gắt gây ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn.
2. Có thể tự thi công sơn chống nóng tại nhà không?
Có thể nếu bạn nắm rõ các bước và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Tuy nhiên, nếu mái tôn cao, khó tiếp cận hoặc bạn chưa từng thi công sơn chống nóng thì tốt nhất bạn nên thuê đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và chất lượng.
3. Bao lâu sau khi thi công có thể kiểm tra hiệu quả chống nóng?
Sau 24–48 giờ khi lớp sơn chống nóng đã khô hoàn toàn, bạn có thể cảm nhận được sự chênh lệch nhiệt độ trong bên dưới mái tôn. Nhiệt độ có thể giảm từ 5–12°C tùy vào loại sơn sử dụng.

1 đánh giá Hướng Dẫn Thi Công Sơn Chống Nóng Mái Tôn Đúng Kỹ Thuật, Bền, Đẹp

5
5
1 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Gửi đánh giá của bạn
Nguyễn Minh Tuấn

Sơn Neochem CN33 có khả năng phản xạ nhiệt rất tốt, giúp giảm nhiệt độ bề mặt một cách hiệu quả. Điều này giúp làm giảm nhiệt độ trong không gian bên trong các công trình, đặc biệt là vào mùa hè. Nhiều người sử dụng sản phẩm này đã phản ánh rằng nhiệt độ trong nhà hoặc nhà xưởng giảm rõ rệt sau khi thi công, mang lại cảm giác dễ chịu và tiết kiệm năng lượng cho các hệ thống làm mát.